Vương bất lưu hành

Tên gọi, phân nhóm

Tên khác: Xộp xốp, Trâu cổ

Tên khoa học: Ficus pumila Lin 

Tên Tiếng Trung: 王不留行

Phân bố, sinh thái

Ở Trung Quốc, Vương bất lưu hành có nhiều tại Quảng Đông, Quảng Tây. Việt Nam mọc hoang tại khắp các tỉnh đồng bằng cũng như miền núi. 

Bộ phận dùng

Quả bằng chiếc khuy áo con, đen có nhiều đốm nhỏ. Quả mẩy, hạt đều đen rắn chắc không xốp mọt là tốt.

Tính vị – Quy kinh

Vị ngọt hơi đắng tính bình. Vào 2 kinh can và vị. 

Tác dụng 

Thống kinh, hành huyết, dễ đẻ, giảm đau. Thường dùng làm thuốc trị mụn nhọt đinh độc sưng nhức, phụ nữ khó đẻ, kinh nguyệt không đều, ít sữa.

Sách Bản thảo cầu chân – Hoàng Cung Tú ghi: Lời xưa có câu: “Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu phụ nhân phục chi nhũ thường lưu”. Nghĩa là đàn bà tắc vú uống hai vị Xuyến sơn giáp và Vương bất lưu thì sữa chảy như thường. Xem câu đó đủ biết cái sức hành huyết của Vương bất lưu.

Sách của Tô Tụng ghi: Một người đàn bà phải bệnh đi đái rắt, thuốc nào uống cũng không khỏi. Sau có người mách uống lá Vượng bất lựu có hai bận thì khỏi hẳn. 

Kiêng kỵ

Phàm phụ nữ có thai cùng các chứng ra máu nhiều mà không ứ trệ thì chớ dùng. 

Liều dùng

Ngày dùng 4-12g. 

Bài thuốc chữa bệnh có Vương bất lưu hành

1. Chữa phụ nữ vì khí uất cạn sữa dùng: Vương bất lưu hành, Xuyên sơn giáp (nướng), Long cốt, Cô mạch tuệ, Mạch môn đông các vị bằng nhau tán nhỏ mỗi bận uống 4g với rượu hâm nóng. Sau ăn cháo ninh móng giò lợn và hàng ngày lấy lược chải vú ba lần.

2. Chữa bị gai tre đám không nhổ ra được dùng Vương bất lưu hành tán nhỏ uống với nước nóng độ vài thìa i lấy rễ cây ấy giã đắp vào thì gai ra ngay.

3. Trị bệnh huyết lâm bất chỉ dùng Vương bất lưu hành phối hợp với quy thận, Xuyên tục đoạn, Bạch thược dược, Đan sâm sắc uống.

Đánh giá post

Đông y Gia Khương
Địa chỉ: U01-LK64 Khu đô thị Đô Nghĩa, P. Yên Nghĩa, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội.

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám:
0977 25 77 85

Chia sẻ bài viết lên:

Viết một bình luận