Tên gọi, phân nhóm
Tên khác: Trúc nhị thang, Đạm trúc nhà
Tên khoa học: Caulis Bambusae in Taeniis
Tên Tiếng Trung: 竹茹
Phân bố, sinh thái
Trúc nhự là cây mọc hoang và được trồng tại các nước Đông Nam Á.
Bộ phận dùng
Cạo vỏ xanh của cây tre, cây vầu và nhiều loại tre bương khác. Cạo lớp thân thành từng mảnh mỏng hay sợi mỏng rồi phơi hay sấy.
Tính vị – Quy kinh
Vị ngọt tính hơi lạnh.
Tác dụng
Thanh nhiệt lương huyết, trừ phiền, hết nôn, an thai.
Sách của Yên Quyền đời Đường ghi: Trúc nhự chữa chứng phế héo, khạc ra huyết, chảy máu cam và 5 chứng trĩ.
Sách Bản thảo cương mục Lý Thời Trân ghi: Trúc nhự chữa khỏi các chứng thương hàn phải lại, ho lao, trẻ con nóng sốt sài kính và phụ nữ động thai.
Sách Mậu Hy Ung ghi: Các chứng nôn, ợ nước chua đều thuộc nhiệt. Trúc nhà ngọt lại hàn nên lại được tà khí mà dứt nôn và thanh nhiệt, mát huyết nên chữa được các chứng băng huyết và thổ huyết.
Sách Bản thảo cầu chân – Hoàng Cung Tú ghi: Chữa các chứng thổ huyết, nục huyết, ác trở nên dùng Trúc như ngọt nên yên được trung mà không sinh phiền muộn, vì hàn nên giải được nhiệt mà khí yên cho nên sách Kim quý chữa chứng sản hậu hư phiền, nôn oẹ đều dùng Trúc nhự.
Kiêng kỵ
Tỳ vị hư hàn mà không có phong nhiệt cấm dùng.
Liều dùng
Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc chữa bệnh có
1. Chữa chứng nôn mửa do tỳ vị hư nhược: Trần bì 12g, Trúc nhự 12g, Sinh khương 8g, Cam thảo 8g, Đảng sâm 12g, Ý dĩ 12g sắc uống.
2. Chữa kinh nguyệt ra mải dùng: Thanh trúc nhà , sao qua tán nhỏ mỗi bạn uống 12g với nước nóng.
3. Chữa phụ nữ truy thai, kinh sợ, đau tâm dùng Trúc nhự 200g, rượu lưng bát, sắc uống.
4. Chữa phụ nữ có thai nôn không ăn được, bụng đầy trướng do tỳ vị hư nhược dùng bài “Quất bì trúc nhự thang”: Đảng sâm 16g, Trúc nhà 8g, Trần bì, Bán hạ chế, Bạch linh, Mạch môn, Tỳ bà diệp, Đại táo mỗi vị 8g, Sinh khương 2g. Sắc uống.