Tam Thất Bắc

Tam Thất Bắc là tên gọi về củ Tam Thất chúng ta hay dùng. Tam Thất chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc, và loại tam thất này là loại có dược tính và công dụng tốt nhất. Đến nay, Tam Thất Bắc đã được di thực về Việt Nam, trồng nhiều tại Lào Cai nước ta nhưng năng suất chưa được cao.

Tên gọi, phân nhóm

  • Tên khác: Kim bất hoán, Nhân sâm tam thất, Sâm tam thất, Sơn tất.
  • Tên khoa học: Panax pseudo ginseng Wall 
  • Tên Tiếng Trung: 三七

Mô tả:

Tam thất thuộc loại cây thân thảo, sống nhiều năm, thân mọc thẳng cao khoảng 30 – 50 cm, rễ củ có hình dạng giống con ốc hoặc hình trụ, màu xám xanh hoặc hơi đen, bóng sáng.

Lá mọc vòng từ 3 đến 4 lá một, cuống dài 3 – 6 cm, mỗi cuống lá có 3 – 7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ.

Hoa mọc thành cụm, có hoa đơn tính, có hoa lưỡng tính cùng tồn tại tán đơn ở phần ngọn, thân cây. Màu vàng lục nhạt, 5 cánh. Đài có 5 răng ngắn, tràng có 5 cánh rộng ở phía dưới, nhị 5 bầu 2 ô.

Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt màu trắng.

Mùa hoa vào tháng 5 – 7, mùa quả từ tháng 8 đến tháng 10.

Tam Thất
Cây Tam Thất Bắc

Phân bố, sinh thái

Tam thất là cây thảo đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm mát, mọc ở vùng núi cao trên 1.500 m. Mùa đông, nhiệt độ xuống dưới 0ºC nhưng phần thân rễ của Tam thất vẫn tồn tại.

Tam thất ở Trung Quốc thứ sản tại Quảng Tây, Điền Châu là hàng tốt nhất. Gần đây ở Vân Nam cũng có nhiều. Hạng vỏ xanh, ruột xanh thì tốt hơn hạng vỏ vàng, ruột vàng.

Bộ phận dùng

Củ . Loại cứng, nặng đen, thịt xanh xám, chỗ cắt mịn là tốt. Còn thịt trắng vàng là kém

Thu hái, chế biến

Tam thất sau khi trồng khoảng 5 – 7 năm thì mới thu hoạch. Mùa thu hoạch chính là mùa hè. Rễ củ Tam thất sau khi thu hoạch sẽ được mang đi rửa sạch bùn đất, cắt bỏ phần rễ con và đem đi phơi nắng hoặc sấy khô để làm dược liệu.

Tam Thất
Nụ Hoa Tam Thất

Thành phần hóa học

Trong tam thất có 2 chất Saponin rất độc đối với cá

Arasaponin A: C30H52O10 là một chất bột dễ tan trong cồn etylic, metylic, hơi tan trong nước, thủy phân bằng acid loãng sẽ cho Arasaponin A C17H30O5 và đường.

Arasaponin B: C23H38O10 cũng là một chất bột dễ tan trong nước và cồn metylic, hơi tan trong cồn etylic. Thủy phân bằng acid sẽ cho Arasaponin B C29H32O3 và đường.

Ngoài ra còn có các chất: panaxynol, sterol ( daucosterol, betasitosterol… ) calcaloid, một số chất dễ bay hơi

Tính vị – Quy kinh

Vị đắng hơi ngọt tính ấm vào 2 kinh can và vị. 

Tác dụng 

Tán ứ, sinh tân, chỉ huyết. Dùng trị thổ huyết, lỵ ra huyết, vết thương chảy máu (dùng tươi).

Sách Bản thảo cương mục Lý Thời Trần ghi: Tam thất chuyên trị khỏi chảy máu, tán huyết động. Các chứng như bị dao gươm đâm chém, tên đạn bắn phải hay bị vấp ngã, đánh đòn mà máu chảy ra nhiều, dùng Tam thất giã nhỏ hay tán bột mà đắp vào vết thương tức thì máu khỏi chảy ngay. Tam thất còn chuyên trị các chứng thổ huyết, đi lộ ra huyết, băng huyết, phụ nữ kinh nguyệt kéo dài, sản hậu huyết hội không chỉ, mắt đỏ, nhọt thũng và những chứng bị hổ cắn, rắn cắn đều chữa khỏi cả. 

Kiêng kỵ

Người huyết hư, không có ứ huyết thì chớ dùng.

Phụ nữ có thai nên thận trọng khi dùng tam thất

Liều dùng

Tam thất thường được sử dụng với nhiều dạng khác nhau như tán bột, dùng tươi, ủ rượu hoặc bào chế dưới dạng viên hoàn. Tuy nhiên, vị thuốc có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi không sử dụng đúng cách. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu với liều khác nhau, thông thường 0,9 – 4,5 g (không quá 9 g một ngày).

Cách dùng:

Thái phiến sắc lên uống, hoặc tán bột, hòa với nước uống hay tán nhỏ đắp ngoài.

Hoặc hái về rửa sạch, vẩy ráo nước, phơi râm cho khô giòn, chà xát bỏ gân và cọng lá (dùng sống). Có thể tẩm mật (ít dùng), sao qua cho thơm..

Tam Thất
Quả Tam Thất

Bài thuốc chữa bệnh có Tam thất

1. Chữa xích lỵ, huyết lỵ: Tam thất 12g tán nhỏ hòa với nước cơm uống khỏi ngay.

2. Chữa đại tràng hạ huyết: Tam thất 12g tán nhỏ hòa rượu uống làm 3 lần thì khỏi.

3. Sản hậu ra huyết nhiều dùng Tam thất và Can tất nghiền nhỏ uống với nước cháo chỉ một lần là khỏi.

4. Chữa huyết ứ sinh đau nhức: Dùng tam thất tán nhỏ hòa với giấm gạo đổ vào

5/5 - (1 bình chọn)

Đông y Gia Khương
Địa chỉ: U01-LK64 Khu đô thị Đô Nghĩa, P. Yên Nghĩa, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội.

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám:
0977 25 77 85

Chia sẻ bài viết lên:

Viết một bình luận