Sài hồ

Tên gọi, phân nhóm

Tên khác: Bắc Sài hồ, Sà diệp Sài Hồ, Trúc diệp sài hồ. 

Tên khoa học: Buplerum falcatum L. 

Tên Tiếng Trung: 柴胡

Phân bố, sinh thái

Tại Trung Quốc sài hồ mọc nhiều ở các tỉnh Nội Mông, Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên. Ở Việt Nam chưa thấy sài hồ.

Bộ phận dùng

Rễ phơi hoặc sấy khô.

Tính vị – Quy kinh

Vị đắng tính bình. Vào 4 kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu.

Tác dụng 

Phát biểu, hòa lý, thoái nhiệt, thăng lương, giải uất, điều kinh. Dùng chữa bệnh thiếu dương, hàn nhiệt vãng lại (khi nóng, khi lạnh), miệng đắng, tai ù, hoa mắt, đầu váng, nôn mửa, sốt rét, kinh nguyệt không đều.

Sách Đại Minh cu gia bản thảo ghi: Sài hồ chữa chứng ngũ lao, thất thường, tiêu đờm, chỉ ho, thêm tinh tủy, nhuận tâm và phế.

Sách Bản thảo cương mục Lý Thời Trần ghi: Sài hồ chủ trị dương khí hạ hăm, nhức đầu hoa mắt, ù tai, đàn bà nhiệt vào huyết thất, kinh thuỷ không đều, trẻ con đậu sởi có hư nhiệt.

Sách Phương được nghi dị khảo ghi: Sài hồ chủ trị khí kết ở bụng và dạ dày, đồ ăn tích tụ không tiêu vì Sài hồ có tính thăng và tán cho nên tận được tà. Tà đã tan thì nhiệt tự giải. Nhiệt giải thì đồ ăn tích tụ phải tiêu hết.

Sách Bản thảo cầu chân Hoàng Cung Tú ghi: Chứng thương hàn nhiệt truyền vào đởm. Thật ra nhiệt chỉ ở vào chỗ giữa trong và ngoài thôi vì đởm là nơi thanh tĩnh không gì vào được cho nên chữa chứng ấy chỉ nên hoà giải chứ không nên cho ra mồ hôi và cho thở. Ông Trọng Cảnh chữa thương hàn tà vào kinh thiếu dương khi nóng khi rét đều dùng Sài hồ, nhưng bệnh ở thái dương mà dùng ngay Sài hồ không khác gì đưa giặc vào nhà khó đuổi ra được.

Kiêng kỵ

Phàm chứng âm hư ở dưới bốc lên trên cấm dùng Sài hồ. 

Kỵ: Bồ kết. Sợ: Nữ uyển, Lê lư, lửa.

Liều dùng

Ngày dùng 12-24g. 

Bài thuốc chữa bệnh có Sài hồ

1. Bài “Tiểu sài hồ thang” dùng chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương (hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy ức, buồn nôn, miệng đắng). Gồm: Sài hồ 12g, Hoàng cầm 8g, Đảng sâm 12g, Bán hạ chế 12g, Gừng 8g, Đại táo 4 quả. Sắc ngày chia 3 lần uống.

2. Bài “Tứ nghịch tán” dùng chữa chứng sốt cao, tay chân quyết lạnh (do dương khí uất kết bên trong gây ra): Sài hồ, Chích cam thảo, Chỉ thực, Bạch thược thành phần bằng nhau tán thành bột mỗi lần uống 12-16g.

3. Chữa nguyên khí lao thương, tinh thần mỏi mệt dùng bài “Bổ trung ích khí”gồm Sâm, Kỳ, Quy, Truật, Chích thảo, Thăng ma gia Sài hồ.

4. Bài “Sài hồ sơ can tán” tác dụng sơ can hành khí, hoạt huyết, chỉ thống để chữa cơn đau dạ dày, đau thần kinh liên sườn, sốt rét: Sài hồ 8g, Bạch thược 12g, Chỉ xác 8g, Chích cam thảo 4g, Xuyên khung 8g, Uất kim 8g. Tán thành bột mỗi lần uống 8g. 

5. Bài “Sài căn giải cơ thang” Chữa cảm mạo có sốt: Sài hồ 12g, Cát căn 16g, Cam thảo 4g, Hoàng cầm 12g, Khương hoạt 6g, Bạch chỉ 6g, Bạch thược 12g, Cát cánh 4g, Thạch cao 32g. Sắc uống.

6. Bài “Phục nguyên hoạt huyết thang” Chữa chấn thương gây tụ huyết: Sài hồ 20g, Qua lâu căn 12g, Đương quy 12g, Hồng hoa 8g, Cam thảo 8g, Xuyên sơn giáp 8g, Đại hoàng 4g, Đào nhân 12g. Sắc uống

Đánh giá post

Đông y Gia Khương
Địa chỉ: U01-LK64 Khu đô thị Đô Nghĩa, P. Yên Nghĩa, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội.

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám:
0977 25 77 85

Chia sẻ bài viết lên:

Viết một bình luận