Sa Tử Cung: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Tại sao lại bị Sa tử cung? Sa tử cung điều trị thế nào? Sa tử cung có chữa khỏi được không? Chữa bằng phương pháp gì? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài bài viết dưới đây. Đừng tiếc 3 phút tham khảo bài viết này nhé!

Sa tử cung là bệnh gì?

Sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục là hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ, thường kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng. 

Sa tử cung là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ làm việc nặng, sinh đẻ nhiều, đẻ không an toàn, thường gặp trong lứa tuổi 40-50 tuổi trở lên. 

Người chưa đẻ lần nào cũng có thể sa sinh dục nhưng ít gặp hơn và chỉ sa cổ tử cung đơn thuần. 

Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động. 

Dấu hiệu sa tử cung

Khi mắc sa tử cung ở cấp độ nhẹ thì người bệnh khó xác nhận được do biểu hiện không rõ ràng. Do đó, khi bạn cảm thấy cơ thể đang có các dấu hiệu sau thì có thể bạn đã mắc sa tử cung:

  • Có dấu hiệu nặng bụng trước kỳ. Thường xuyên có cảm giác đau bụng dưới kèm theo dấu hiệu đau lưng khi đứng lâu hoặc lao động nặng. 
  • Muốn đi tiểu nhiều nhưng nước tiểu không nhiều.
  • Đại tiện khó khăn, đau đớn.
  • Thường xuyên có khí hư màu trắng loãng, có nhầy kèm chảy máu âm đạo bất thường.
  • Khi quan hệ có cảm giác tử cung xệ xuống ngoài miệng âm đạo.
  • Khi nặng hơn, tử cung xuất hiện tình trạng phù, sưng loét, mưng mủ, thậm chí là có dịch vàng.

Sa tử cung có 4 mức độ:

Sa độ I: 

  • Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang) 
  • Sa thành sau ( kèm theo sa trực tràng) 
  • Cổ tử cung ở thấp nhưng còn ở trong âm đạo, ngang với hai gai toạ, chưa nhìn thấy ở ngoài âm hộ. 

Sa độ II: 

  • Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang ) 
  • Sa thành sau âm đạo (kèm theo sa trực tràng) 
  • Cổ tử cung thập thò âm hộ 

Sa độ III : 

  • Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang) 
  • Sa thành sau âm đạo (kèm theo sa trực tràng) 
  • Tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ

Sa độ VI: 

  • Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo

Cách tự kiểm tra có bị sa tử cung vô cùng đơn giản: 

Với độ III, độ VI người bệnh bộ lộ vùng âm hộ, ngồi tư thế ngồi xổm. Đặt một chiếc gương cầm tay xuống dưới đất, quan sát hình ảnh âm hộ trên gương. Nếu thấy có một khối màu hồng, bề mặt trơn láng nằm ở bộ phận cửa âm đạo thì khả năng cao đó là cổ tử cung đang bị sa xuống.

Với độ I, độ II biểu hiện kín đạo. Người bệnh cần ra các cơ sở y tế để khám âm đạo bằng mỏ vịt.

Sa tử cung
Cách tự kiểm tra Sa tử cung

Nguyên nhân sa tử cung

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sa tử cung có thể kể đến bao gồm:

  • Lao động quá sức sau khi sinh
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung như tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường
  • Chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu
  • Các can thiệp y khoa trong khi sinh như sinh mổ, dùng thuốc oxytocin, phẫu thuật nội soi…
  • Táo bón sau sinh, rặn trong khi đi đại tiện làm tăng áp lực ổ bụng
  • Thừa cân hoặc béo phì

Ngoài các nguyên nhân trên, thì còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị sa tử cung sau sinh như:

  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Mang thai ở độ tuổi cao
  • Mang thai nhiều lần
  • Sinh khó khiến tử cung co thắt trong thời gian quá lâu
  • Bất thường ở nhau thai

Sa tử cung có nguy hiểm không

Theo số liệu thống kê thì có tới 10% phụ nữ ở nước ta mắc sa tử cung trong độ tuổi từ 40-60. Do trải qua quá trình sinh đẻ nhiều, đẻ quá sớm, lao động nặng, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật là những nguyên nhân chính dẫn tới sa tử cung. Cá biệt một số ít phụ nữ mắc sa tử cung từ hồi 25-30 tuổi, chưa trải qua sinh nở do bẩm sinh cơ sàn chậu yếu hoặc mắc dị tật bẩm sinh ở tử cung.

Sa tử cung là bệnh hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và làm giảm đáng kể chất lượng sống. 

Nếu không điều trị bệnh có thể dẫn tới các biến chứng:

  • Loét trợt cổ tử cung, viêm loét khối sa. 
  • Tiểu khó, són tiểu, nhiễm trùng đường tiểu 
  • Đại tiện khó, táo bón.

Điều trị sa tử cung như thế nào?

Phẫu thuật

Sa tử cung được chỉ định phẫu thuật khi bệnh nặng điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh có biến chứng.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật trong điều trị sa tử cung. Mục đích phẫu thuật nhằm phục hồi hệ thống nâng đỡ tử cung, nâng bàng quang, làm lại thành trước, thành sau âm đạo, khâu cơ nâng hậu môn và tái tạo tầng sinh môn.

  • Phẫu thuật cắt cụt cổ tử cung: chỉ định cho người bệnh sa tử cung độ III
  • Phẫu thuật làm bít âm đạo: áp dụng cho người già không còn quan hệ tình dục,cần được sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
  • Khâu treo tử cung vào mỏm nhô bằng một vạt da hay chất liệu tổng hợp, chỉ định cho những người bệnh trẻ bị sa sinh dục độ II, độ III.
  • Làm ngắn dây chằng tử cung – cùng và đính nó vào eo trước tử cung, áp dụng cho phụ nữ trẻ, chưa sinh đẻ, bị sa sinh dục độ II.
Sa tử cung
Phẫu thuật Sa tử cung

Thuốc Đông y

Với Tây y phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất, đem lại hiệu quả cao nhưng đối với người trẻ tuổi vẫn muốn có con, hoặc người không muốn đụng dao kéo thì Đông Y là là lựa chọn tuyệt vời.

Với Đông y, điều trị bệnh sẽ điều trị gốc bệnh trước hay nói cách khác chính là những nguyên nhân gây ra bệnh.

Y học cổ truyền cho rằng, sa tử cung bắt nguồn từ tình trạng trung khí bất túc, khí hư hạ hãm gây nên. Theo phép chữa sa dạ con từ Đông y là phải bổ khí thăng dương (nghĩa là dùng bổ khí để đưa lên là chính). Dùng thuốc có tính thăng đề (đưa lên) để đưa khí hạ hãm từ dưới lên trên. 

Theo lý giải của Y học cổ truyền thì sa tử cung là do trung khí bất túc, khí hư hạ hãm gây nên. Nghĩa là trải qua quá trình sinh đẻ phụ nữ bị thiếu hụt khí – khí ở đây là khí hậu thiên do tạng Tỳ làm chủ. Do đó, nguyên tắc khắc phục sa tử cung theo Đông y là “hãm xuống thì đưa lên”- dùng bổ khí để đưa lên là chính. Cần phải dùng thuốc có tính thăng đề (đưa lên) để đưa khí hạ hãm từ dưới lên trên. Đây là cách khắc phục căn nguyên của bệnh sa tử cung được áp dụng trong YHCT. Phương pháp này có thể nói là phương pháp toàn diện để giúp những người mắc sa tử cung có khả năng trở lại cuộc sống bình thường.

Sa tử cung
Bài thuốc Bổ Trung Ích Khí chữa Sa tử cung

Nổi bật trong các bài thuốc đặc trị chứng khí hư hạ hãm này chính là “Bổ trung ích khí thang”. Bài thuốc này được sử dụng nhiều năm và có minh chứng về việc  khắc phục các chứng sa xuống, hạ xuống.

Mẹo dân gian trị sa tử cung

Rễ cây gai vị thuốc điều trị sa dạ con

Rễ cây gai hay còn gọi là củ gai (loại cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm thường được người dân lấy là để làm bánh gai) củ của cây gai là một vị thuốc quý với tác dụng chính là: An thai, điều trị sa dạ con, lợi tiểu.

Theo kinh nghiệm dân gian được ghi trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi, để điều trị sa dạ con chỉ cần dùng độc vị củ gai sắc uống (2).

Liều dùng: 30g củ khô/ngày, đun uống liên tục khoảng 4 ngày và tiếp tục theo dõi hiệu quả của bài thuốc. Người bệnh kiên trì uống sẽ có hiệu quả tốt.

Điều trị sa dạ con bằng lá tươi cây thiên lý

Chuẩn bị: Lá thiên lý tươi 100g, nước cất 30ml, muối sạch 1 thìa cà phê, thuốc tím 1 lọ, bông y tế

Thực hiện: Lá thiên lý tươi rửa thật sạch rồi ngâm nước muối pha loãng. Giã nát lá tươi, dùng khăn vải mỏng vắt lấy nước. Hòa thêm nước này với 30ml nước chất và chút muối sạch. Dùng thuốc tím vệ sinh sạch vùng kín. Dùng bông y tế thấm nước thuốc lá thiên lý thấm và đắp lên vùng kín. Mặc quần lót bó chặt để giữ bông này không bị bong ra. Giữ thuốc trong khoảng 2 giờ, mỗi ngày làm 2 lần như vậy. Sau khoảng 1 tuần sẽ có chuyển biến

Hiệu quả: Nhà thuốc được biết bài thuốc này có hiệu quả rất cao, trong thử nghiệm 9 bệnh nhân mắc sa dạ con thì có tới 8 bệnh nhân khỏi bệnh bằng cách sử dụng bài thuốc này.

Thăng ma vị thuốc bắc điều trị chứng sa dạ con

Thăng ma là một trong những vị thuốc bắc có tác dụng điều trị chứng sa dạ con. Để dùng làm thuốc điều trị sa dạ con cần kết hợp thêm với vị mẫu lệ (vỏ hàu).

Liều dùng: thăng ma 6g, mẫu lệ 12g sao thật khô, sau đó tán thành dạng bột mịn pha nước sôi để uống trong ngày. Người bệnh nên uống liên tục trong thời gian từ 1 đến 2 tháng sẽ có kết quả.

Thăng ma là một vị thuốc bắc cũng khá thường thấy trong các thang thuốc đông y.

Câu hỏi thường gặp về bệnh Sa tử cung

Tham khảo:

mayoclinic.org, wikipedia

5/5 - (1 bình chọn)

Đông y Gia Khương
Địa chỉ: U01-LK64 Khu đô thị Đô Nghĩa, P. Yên Nghĩa, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội.

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám:
0977 25 77 85

Chia sẻ bài viết lên:

Viết một bình luận