Sa dạ dày là bệnh gì? Sa dạ dày điều trị thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Chu Công Hòa

Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày nằm không đúng vị trí, có xu hướng sa xuống thấp hơn vị trí ban đầu. Sa dạ dày thường không gây ra tổn thương thực thể nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của cơ quan tiêu hóa, làm phát sinh một số triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh.! Đừng tiếc 2 phút theo dõi bài viết dưới đây để hiểu kỹ về bệnh sa dạ dày cũng như cách điều trị và phòng tránh nó nhé.

Sa dạ dày là bệnh gì?

Sa dạ dày là tình trạng di lệch vị trí của các tạng nói chung, của dạ dày nói riêng và khá hiếm gặp. Ở bệnh nhân bị sa dạ dày, đỉnh của dạ dày vẫn ở vị trí bình thường nhưng đáy của nó nằm thấp hơn so với thông thường.

Nguyên nhân gây sa dạ dày

Mắc các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,… có nguy cơ bị sa dạ dày cao hơn các bệnh lý khác do các bệnh lý này gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm giảm sức co bóp khiến dạ dày trở nên yếu đi và dễ sa xuống hơn

Giảm cân quá nhanh: bình thường dạ dày căng đều để đủ chứa đựng một lượng thức ăn nhất định cho việc tiêu hóa, khi giảm cân đột ngột, lượng thức ăn đưa vào bị giảm đi quá nhiều, dạ dày không kịp thích nghi, độ căng vốn có không thể co hồi ngay dần dẫn đến tình trạng sa

Phụ nữ đẻ nhiều: phụ nữ đẻ nhiều thường xuất hiện tình trạng bụng dài và hẹp, đó cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến sa dạ dày

Cơ thể suy nhược, gầy yếu: người gầy yếu, suy nhược thường có sức khỏe không tốt, hay mắc các bệnh vặt, các gân cơ ở bụng cũng sẽ bị lỏng lẻo, giảm khả năng nâng đỡ cơ quan tiêu hóa, làm dễ gây nên hiện tượng sa

Căng thẳng và stress kéo dài: căng thẳng, trầm cảm, lo lắng hay suy nghĩ nhiều,.. sẽ gây nên mệt mỏi, ăn uống kém, dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là viêm dạ dày, nguy cơ cao dẫn đến sa dạ dày

Ăn uống không điều độ: ăn không đúng giờ (lúc ăn sớm, lúc ăn muộn), vận động mạnh ngay sau khi ăn no ( khi vận động mạnh,lượng thức ăn chưa tiêu hóa hết bị đẩy xuống khiến dạ dày bị căng ra, lâu dần dạ dày bị giãn dẫn đến sa

Một số yếu tố khác như bệnh tiểu đường, Lupus ban đỏ, viêm tụy,… hoăc thường xuyên sử dụng thuốc ức chế kênh Calci, thuốc chống co thắt,…

Triệu chứng sa dạ dày
Triệu chứng sa dạ dày

Triệu chứng sa dạ dày

Người bệnh sa dạ dày thường có một số triệu chứng sau:

  • Thường xuyên bị đầy bụng, căng bụng gây cảm giác khó chịu sau khi ăn
  • Tinh thần uể oải, người mệt mỏi, cơ thể suy nhược
  • Chán ăn, ăn uống không ngon miệng
  • Miệng khô đắng
  • Thường xuyên ợ hơi, trong miệng có mùi hôi
  • Đau đầu, mất ngủ
  • Đại tiện phân lúc táo lúc nát
  • Thường xuất hiện cơn đau kèm theo co thắt liên tục ở vùng thượng vị.
  • Một số trường hợp bị nặng có thể nôn ra máu, nứt kẽ hậu môn

Chẩn đoán sa dạ dày:

Y học hiện đại: 

Dựa vào siêu âm ổ bụng, chụp X.quang, chụp MRI để quan sát vị trí và mức độ sa của dạ dày.

Cần chẩn đoán phân biệt với: 

Sa niêm mạc dạ dày: đau ở vùng bụng trên hoặc giữa bụng trên, phía dưới xương ức, thường đau khoảng nửa tiếng sau ăn, đau âm ỉ, cảm thấy nóng rát, có thể đau lan ra sau lưng. một số trường hợp đau dữ dội vào lúc nửa đêm

Viêm loét dạ dày – tá tràng mạn : đau âm ỉ vùng trên rốn, có dấu hiệu thiếu máu nhẹ,  nội soi thấy ổ loét

Y học cổ truyền:

Dựa vào tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) hoặc dựa vào kết quả lâm sàng (X quang, MRI) của bệnh nhân để kết hợp trong chẩn đoán.

Biến chứng của Sa dạ dày:

1. Rối loạn tiêu hóa: khi dạ dày bị sa xuống dưới vị trí bình thường sẽ có xu hướng giảm trương lực cơ và khả năng co bóp. Vì vậy sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa lượng thức ăn đã được nạp vào cơ thể, gây ra các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,..

2. Suy nhược cơ thể: việc tiêu hóa kém sẽ làm giảm mức độ hấp thu các chất dinh dưỡng mà gây ra suy nhược

3. Biến chứng khác: sa dạ dày kéo dài làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày. cần đến khám bác sĩ ngay nếu gặp các triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài ra máu.

Biến chứng sa dạ dày có thể là rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể thậm chí ung thư dạ dày
Sa dạ dày để lâu không chữa có thể gây ra nhiều biến chứng không tốt

Điều trị sa dạ dày:

Mục đích điều trị: để cải thiện các triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân, làm tăng trương lực của dạ dày, nhờ đó cải thiện khả năng co bóp cũng như chức năng của cơ quan tiêu hóa và dự phòng những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày. 

Điều trị theo Tây y:

Thường điều trị những triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh ở thời điểm hiện tại như:

  • Men tiêu hóa, men vi sinh để kích thích ăn ngon, cân bằng hệ tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu,…
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày như Omeprazol

Điều trị theo Đông y:

Sa dạ dày gọi là Vị hạ thùy

Theo YHCT, chứng sa dạ dày là do lo lắng, lao lực, ăn uống không điều độ dẫn đến tỳ vị bị hư yếu, trung khí bị hạ hãm ở dưới mà gây ra sa. Tỳ vị là gốc của trung khi, tỳ chủ vận hóa, chủ cơ nhục. Tỳ hư gây ăn uống kém, không vận hóa được thủy cốc, không đưa đủ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ nhục nên mệt mỏi, cơ nhục mềm nhão. Mặt khác tỳ chủ thăng, tỳ hư không đủ để đưa trung khí đi lên, thăng không còn dẫn đến khí trệ, tạng phủ sa dãn. Thăng thanh không còn, thanh trọc lẫn lộn dẫn đến đi ngoài phân lúc nát lúc lỏng.

Triệu chứng lâm sàng: gầy ốm, thiếu sức, sa dạ dày, người mệt mỏi, sắc mặt vàng, ăn uống kém, khó tiêu, đầy chướng bụng, nằm ngang thì thấy dễ chịu, phân lúc lỏng lúc nát, lưỡi bệu, rêu trắng nhớt, mạch trì vô lực, nhược

Pháp điều trị: Ôn bổ tỳ vị, ích khí thăng đề.

Để điều trị sa dạ dày theo Đông y. Cần căn cứ vào từng người bệnh mà có phác đồ điều trị cụ thể. Phương pháp điều trị có thể uống thuốc hoặc châm cứu.

BẠN CẦN TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ SA DẠ DÀY?

Gọi ngay : 0977 25 77 85

Hoặc gửi thông tin cho chúng tôi , chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn sau 20 phút!

Phòng ngừa bệnh sa dạ dày

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Ăn uống điều độ, tránh làm việc nặng ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế ăn thức ăn lạnh, đồ chua, cay, thức ăn nhiều dầu mỡ gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Nên nhai kỹ khi ăn để dạ dày co bóp và tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Chế độ vận động, luyện tập hợp lý.
  • Ngủ đủ giấc.

Thực hiện một số bài tập phòng, điều trị bệnh

Bài tập cơ bụng dưới đây được đánh giá là có hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa và điều trị tình trạng sa dạ dày:

  • Hai chân gấp gối, gót chân đặt sát mông, ưỡn người và chống hai chân lên, làm cho nửa thân người nâng lên, thực hiện 4 – 8 lần, mỗi lần duy trì trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Ở tư thế nằm ngửa, hay tay người bệnh để sau gáy, dùng sức cơ bụng để ngồi dậy rồi nằm xuống, thực hiện lặp lại 4 – 8 lần.
  • Nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân và 2 tay, dùng sức cơ bụng từ từ nâng 2 chân lên cao, tạo với nửa thân trên thành một góc 90o, duy trì trong khoảng 2 phút rồi đặt chân xuống. Tư thế này thực hiện 4 – 8 lần.

Khi được chẩn đoán mắc sa dạ dày, người bệnh nên tuân thủ ý kiến bác sĩ trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập để đẩy lùi căn bệnh này.
Để xác định chính xác tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có một trong các dấu hiệu trên nên đi khám bác sĩ.

Bài viết có tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9788861/

5/5 - (1 bình chọn)

Đông y Gia Khương
Địa chỉ: U01-LK64 Khu đô thị Đô Nghĩa, P. Yên Nghĩa, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội.

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám:
0977 25 77 85

Chia sẻ bài viết lên:

Viết một bình luận