Polyp túi mật là một bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ. Mặc dù polyp túi mật lành tính chiếm tới hơn 90%, tuy nhiên tỷ lệ thành ác tính vẫn xẩy ra. Vì vậy việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, các nguy cơ từ polyp túi mật sẽ giúp bạn có cách điều trị cũng như phòng ngừa nó một cách hiệu quả.
Polyp túi mật là gì?
Polyp túi mật thường được gọi là u nhú niêm mạc tuyến túi mật. Là một tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên niêm mạc túi mật.
Polyp có thể mọc từng cái riêng lẻ hoặc cũng có thể mọc theo chùm. Phần lớn polyp túi mật là lành tính và thường không thấy có triệu chứng gì. Khoảng 6 – 7% bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng như bụng trướng, khó tiêu, thường xuyên buồn nôn hoặc đau hạ sườn phải.
Nguyên nhân gây ra polyp túi mật
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh polyp túi mật. Tuy nhiên theo hội Y học Hoa Kỳ cho rằng những người có các yếu tố nguy cơ dưới đây tỷ lệ mắc polyp túi mật sẽ cao hơn:
- Tuổi: yếu tố đáng chú ý trong tỷ lệ mắc polyp túi mật, phổ biến từ 30 – 50 tuổi
- Tiền sử gia đình: cũng là một yếu tố nguy cơ nhưng không phổ biến
- Ăn uống không lành mạnh ( ăn nhiều đồ béo ngọt, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ,..)
- Viêm gan B hay chức năng gan kém: làm giảm bài tiết dịch mật cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra polyp túi mật
- Ngoài ra, tuổi trên 50, đang có bệnh lý của đường mật như sỏi túi mật, viêm đường mật xơ cứng nguyên phát là yếu tố nguy cơ dẫn đến polyp túi mật ác tính
Triệu chứng Polyp túi mật
Đa phần polyp túi mật thường được phát hiện một cách tình cờ khi người bệnh tiến hành kiểm tra hay siêu âm ổ bụng. Chỉ có một tỉ lệ rất ít bệnh nhân có các triệu chứng như: đau tức ở hạ sườn phải, buồn nôn, nôn, ăn uống khó tiêu, vàng da ( ít gặp, thường sẽ kèm theo sỏi mật )…
Về cơ bản, các triệu chứng bệnh này gần giống với bệnh sỏi túi mật nhưng nó có đôi chỗ khác chính là bệnh lý thường không có những biểu hiện cấp tính cũng như các biến chứng của bệnh sỏi mật sẽ không gặp ở bệnh lý này.
Trong quá trình siêu âm sẽ phát hiện được hình ảnh là các tăng âm bám trên bề mặt của túi mật, khi người bệnh thay đổi tư thế thì hình ảnh không thay đổi. Đây cũng chính là một dấu hiệu để có thể phân biệt bệnh polyp túi mật với các bệnh lý khác như sỏi mật.
Trong quá trình siêu âm không thể phân biệt được đâu là polyp lành tính, đâu là polyp ác tính.
Biến chứng từ polyp túi mật có thể gặp phải là gì?
Chèn ép túi mật: tùy vị trí kích thước polyp trong túi mật có thể gây chèn ép túi dẫn mật gây tắc quá trình tiết dịch mật, nhiễm khuẩn phúc mạc, nhiễm khuẩn Econi…
Viêm loét dạ dày: dịch mật tiết thất thường sẽ khiến cho hoạt động cơ vòng bị rối loạn dẫn đến co thắt , làm lượng chất chua và thức ăn còn trong dạ dày sẽ bị đẩy ngược lên thực quản gây ra hiện tượng trào ngược và viêm loét dạ dày.
Rối loạn tiêu hóa: mật tạo môi trường kiềm ở ruột kích thích nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối ở phần trên của ruột non. Khi tắc mật, mật không xuống được ruột sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và hấp thụ một lượng chất dinh dưỡng .
Gây ra các bệnh về gan: khi túi mật có vấn đề , các chất cứng sẽ hình thành ngăn cản làm cho gan không thể đào thải các độc tố ra ngoài từ đó sinh ra nhiều bệnh như, gan nhiễm mỡ, vàng da… nặng nhất có thể dẫn đến ung thư gan.
Cắt bỏ túi mật: khi túi mật bị cắt bỏ thì dịch mật thay vì được dự trữ trong túi mật sẽ đổ thẳng vào đường tiêu hóa, dẫn tới bạn có thể phải chịu một số hệ quả mà cơ thể chưa có thể thích ứng ngay được khi có sự thiếu vắng của túi mật.
Kích thước polyp túi mật càng lớn nguy cơ gặp biến chứng càng cao
Theo các nhà nghiên cứu. Kích thước Polyp túi mật có đường kính càng lớn thì nguy cơ xẩy ra 1 số biến chứng càng cao như: Chèn ép túi mật, viêm túi mật, thậm chí có thể biến chứng thành ung thư túi mật.
Bạn cần tư vấn điều trị polyp túi mât?
Các lựa chọn điều trị polyp túi mật
Có 2 phương pháp điều trị polyp túi mật hiện nay là điều trị phẫu thuật cắt túi mật và điều trị bảo tồn.
Điều trị Phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ túi mật thường được chỉ định trong trường hợp : Siêu âm kích thước polyp túi mật > 10mm và có kèm theo một trong các dấu hiệu sau:
- Polyp phát triển nhanh, không có cuống, bề mặt polyp rộng
- Polyp có cuống dài
- Tuổi > 50
- Có kèm theo bệnh lý đường mật như sỏi mật hay viêm xơ cứng đường mật nguyên phát
Xem thêm – Phẫu thuật cắt polyp túi mật khi nào nên được tiến hành?
Điều trị bảo tồn
Điều trị bảo tồn là sử dụng thuốc uống trọng với mục đích là loại bỏ polyp trong túi mật từ từ mà không cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Xem thêm Điều trị polyp túi mật bằng Đông y: Ưu nhược điểm và phù hợp với ai?
Tổng kết
Polyp túi mật không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan. Mặc dù ít có khả năng biến chứng, nhưng nếu để mặc nó và không có biện pháp ngăn ngừa hay điều trị Polyp túi mật sẽ không tự biến mất.
Hầu hết các polyp túi mật không phải là ung thư nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên vẫn cần được theo dõi thường xuyên và nên thay đổi chế độ sinh hoạt và đặc biệt ăn uống.
Phẫu thuật là cần thiết nếu polyp gây ra các triệu chứng hoặc lớn hơn 1 cm. Cắt túi mật là phương pháp an toàn và cơ thể không bị ảnh hưởng quá nhiều nếu thiếu túi mật.
Điều trị polyp túi mật ngoài phẫu thuật cắt túi mật, có thể điều trị bằng Đông y đã được chứng minh có thể kìm hãm sự phát triển, thậm chí làm teo nhỏ polyp.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về phương pháp điều trị polyp túi mật hay muốn được bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp về tình trạng bệnh của mình, vui lòng liên hệ đến số hotline: 0977 25 77 85 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Theo nguồn