Liệt dây thần kinh số 7: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Liệt dây thần kinh số 7 có thể là liệt 7 ngoại biên hoặc liệt 7 trung ương. Mỗi loại tổn thương có triệu chứng, nguyên nhân khác nhau. Cách phân biệt và điều trị như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

1. Dây thần kinh số VII (7) – (Dây thần kinh mặt – Facial Nerve)

Dây thần kinh số 7 là một dây thần kinh hỗn hợp bao gồm các chức năng liên quan đến vị giác (mặn, ngọt,…), cảm giác (vui buồn, tức giận…) và vận động (các cơ bám da mặt và cổ). Dựa theo đặc điểm giải phẫu – chức năng dây thần kinh số 7 thì loại dây này được chia làm 2 kiểu: trung ương và ngoại biên.

2. Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh gì?

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng viêm dây thần kinh số 7 hoặc bị chèn ép. Đối với bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, một nửa mặt cùng bên sẽ bị liệt hoàn toàn hoặc một phần, tùy tình trạng mỗi bệnh nhân. Đồng thời, bệnh còn ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của tuyến lệ, tuyến nhầy niêm mạc miệng, mũi, hầu và các tuyến nước bọt dưới lưỡi, hàm, vị giác 2/3 trước lưỡi…

3. Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7

Theo nhận định của các chuyên gia, liệt dây thần kinh số 7 có nguyên nhân khá phức tạp, tuy nhiên trên 3/4 trường hợp mắc bệnh là do cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, bị trúng gió méo mồm (miệng), liệt mặt vào đêm tối. Vậy nên bệnh nhân thường dễ bị liệt 7 vào ban đêm, sáng ngủ dậy sẽ cảm nhận rõ biểu hiện của bệnh. 

Với 1/4 trường hợp còn lại, bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên, liệt mặt trung ương là do chấn thương, biến chứng của một số bệnh lý khác như:

  • Chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm…
  • Bị viêm tai mũi họng nhưng không điều trị khoa học. 
  • Bệnh lý ở nền sọ như u dây thần kinh số 7, u vòm họng, tụ máu nền sọ…
  • Bệnh đái tháo đường, bệnh huyết áp hay xơ vữa động mạch, viêm quanh động mạch…

Có thể thấy, nguyên nhân của bệnh liệt mặt ngoại biên (liệt Bell) và liệt mặt trung ương khá nhiều và dễ mắc phải. Ngoài việc luôn giữ ấm cho cơ thể dù ngày hay đêm, bất cứ ai cũng cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng.

4.Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7

Liệt mặt hầu như gây ra bởi:

  • Tổn thương hoặc sưng dây thần kinh mặt truyền tín hiệu từ não đến các cơ bắp trên khuôn mặt.
  • Tổn thương đến khu vực não gửi tín hiệu đến các cơ mặt.

Ở những người khỏe mạnh, liệt mặt thường là liệt Bell. Đây là tình trạng trong đó dây thần kinh mặt bị viêm.

Đột quỵ có thể gây liệt mặt. Với đột quỵ, các cơ khác ở một bên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng.

Liệt mặt do u não thường phát triển chậm. Các triệu chứng có thể bao gồm nhức đầu, co giật hoặc mất thính giác.

Ở trẻ sơ sinh, liệt mặt có thể do chấn thương trong khi sinh.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Nhiễm trùng não hoặc các mô xung quanh
  • Bệnh Lyme
  • U hạt
  • Khối u đè lên các dây thần kinh mặt

5. Cách chữa liệt dây thần kinh số 7

Với từng tình trạng liệt dây thần kinh số 7, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.

Điều trị theo Tây y.

Nguyên tắc điều trị ở bệnh nhân liệt mặt đầu tiên là phải đảm bảo bệnh nhân liệt mặt không liên quan đến tai biến mạch máu não. Sau đó cần tiến hành khám nội soi để phát hiện các bệnh lý tai gây liệt mặt, liệt mặt vô căn sẽ được chẩn đoán loại trừ:

Điều trị nội khoa: Được sử dụng chủ yếu để giảm phù nề chèn ép trong ống xương và chống thiếu máu. Đầu tiên bệnh nhân được dùng corticoid sớm, liều cao với điều kiện đã loại trừ các chống chỉ định (đái tháo đường, loét dạ dày-tá tràng, rối loạn tâm thần). Ngoài ra bệnh nhân có thể được dùng các thuốc chống virus trong các bệnh nhiễm virus hoặc đau vùng sau tai gây rối loạn cảm giác vùng mặt.

Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật chữa liệt dây thần kinh số 7 đang ngày càng phát triển với các biển pháp phục hồi dây thần kinh như giảm áp, khâu và ghép các đoạn được chỉ định cho các trường hợp liệt mặt đặc biệt.

Một số loại thuốc Tây phổ biến được sử dụng điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7:

  • Thuốc chống viêm: Acetyl salicylic (aspirin), betamethason và dexamethason…
  • Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh: galatamin. Galatamin…
  • Thuốc giãn mạch: vinpocetine…

Lưu ý: Các loại thuốc trên có thể gây ra những tác dụng phụ, biến chứng ngoài mong muốn nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách. Bệnh nhân nên sử dụng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chữa liệt 7 bằng thuốc YHCT

Một số bài thuốc y học cổ truyền chữa liệt 7:

Bài 1: Khương hoạt, Độc hoạt, Tần giao, Bạch chỉ, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Phục linh, Hoàng cầm đều 8g, Ngưu tất, Thục địa, Đảng sâm, Bạch truật đều 12g- Sắc uống.

Bài 2: Tang ký sinh, Thương nhĩ tử, Kê huyết đằng đều 12g, Quế chi, Bạch chỉ, Uất kim, Trần bì đều 8g- sắc uống.

Bài 3: Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 16g, Thổ phục linh, Thương nhĩ tử, Xuyên khung, Đan sâm, Ngưu tất đều 12g – sắc uống.

Để điều trị liệt 7 bằng thuốc YHCT an toàn và hiệu quả, các bác sĩ YHCT sẽ căn cứ vào chứng trạng từng người từ đó mới kê đơn thuốc phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Đông y Gia Khương
Địa chỉ: U01-LK64 Khu đô thị Đô Nghĩa, P. Yên Nghĩa, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội.

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám:
0977 25 77 85

Chia sẻ bài viết lên:

Viết một bình luận