Tên gọi, phân nhóm
Tên khác: Huyết sâm, Xích sâm, Huyết cặn
Tên khoa học: Salvia multiorrhiza Bunge, Salvia chinesnes
Tên Tiếng Trung: 丹参
Phân bố, sinh thái
Trung Quốc thứ sản tại Tứ Xuyên, Long An là hạng tốt nhất, còn thứ sản tại An Huy và Giang Tô chất lượng kém hơn. Việt Nam đan sâm đã di thực.
Bộ phận dùng
Rễ (gọi là củ), to chắc khô mềm, ngoài sắc đỏ tía trong vàng tham mịn, không có gì không có rễ con là tốt. Củ cứng giòn đen có xơ là xấu.
Tính vị – Quy kinh
Vị đắng, tính hơi hàn. Vào 2 kinh can và tấm.
Tác dụng
Trục ứ huyết, hoạt huyết, rút mủ lên da non
Dùng sống: Bổ huyết nhiệt, trị mụn nhọt, sang lở.
Dùng chín: Chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều.
Sách Bản thảo cương mục – Lý Thời Trân ghi: Đan sâm chuyên bổ huyết, phá huyết xấu sinh huyết mới, an thai sống, tổng thai chết trong bụng ra ngoài. Chữa khỏi cả băng huyết
Và Xich bạch dơi, chưa cho phụ nữ dieu kinh mạch, chỉ một vị Đan sâm tán bột mà dùng, công dụng cũng như bài Tứ vật gồm Đương qui, Địa hoàng, Xuyên khung, Bạch thược – Xem vị “Địa hoàng”).
Sách Bản thảo chủ trị: Hoàng Cung Tú ghi: Những người có thai và đi đại tiện không thực chớ dùng.
Kiêng kỵ
Không có ứ trệ thì không nên dùng.
Liều dùng
Ngày dùng 6-12g.
Bài thuốc chữa bệnh có Đan sâm
1. Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều. Đẻ xong máu hôi ra không hết: Đan sâm rửa sạch phơi khô tán nhỏ. Ngày uống 8g chia làm 2-3 lần.
2. Cho ra thai chết lưu dùng: Đan sâm, Đương qui, Ngưu tất, Tế tân, các vị bằng nhau sắc uống.
3, Tiểu sản ra huyết dùng: Đan sâm 80g sắc với rượu hay nước. Uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần một chén lớn.
4. Chữa trẻ con kinh giản ra mồ hôi, co quắp dùng: Đan sâm 20g, Lôi hoàn 20g, Mỡ lợn 40g, sắc bỏ bã lấy cao xoa vào mình đứa trẻ ngày ba bận thì khỏi.
5. Chữa kinh nguyệt không ra, đau đớn: Đan sâm 10g, Hương phụ 6g, Đương quy 10g, Bạch thược 5g, Xuyên khung 5g, Địa hoàng 10g. Nước 600ml sắc còn 200m) chia làm 3 lần uống trong ngày.