Tên gọi, phân nhóm
Tên khác: Bạch đàn, Khuynh diệp, Hoàng anh hương…
Tên khoa học: Santalum album Linn
Tên Tiếng Trung:
Phân bố, sinh thái
Nguồn gốc ở châu Úc, di thực vào nhiều nước trên thế giới từ châu Âu đến châu Á, châu Mỹ, châu Phi,
Việt Nam đã di thực được trên 60 năm trở lại đây.
Bộ phận dùng
Dùng lõi cây chè thành những mảnh gỗ nhỏ, mầu nâu hồng. Thớ gỗ có những đường vân dọc song song mâu thẫm, nhạt không đều. Chất gỗ nhẹ, giòn dễ bẻ, mùi thơm, vị hơi cay.
Tính vị – Quy kinh
Vị cay, ôn tính ấm không độc.
Tác dụng
Lý khí ôn trung, hoà vị chỉ thống. Dùng làm thuốc chữa thổ tả, trúng gió độc, khí lạnh, ợ hơi, mửa, đau vùng tim, thận khí thống, phong nhiệt, sưng độc, sát trùng, phong thấp.
Sách Trân châu nang • Trương Nguyên Tố ghi: Đàn hương trừ khí lạnh, ôn tỳ vị, ăn uống được nhiều.
Sách Bản thảo thập di ghi: Đàn hương sát trùng, trị trúng độc quỷ khí.
Sách Bản thảo cầu chân. Hoàng Cung Tú ghi: Phàm vị lãnh khí kết ở trên, ăn uống không ngon, uất ức không được khoan khoái uống Đàn hương thì vị khí đưa lên, tán được phong, tịch được tà vì nó có vị khí tân ôn làm cho người thanh sảng, không như Trầm hương chỉ chuyên dẫn khí đi xuống.
Kiêng kỵ
Những người âm hư hoả vượng không được dùng.
Liều dùng
Ngày dùng từ 8-12g.
Bài thuốc chữa bệnh có Đàn hương
1. Chữa đau bụng do khí lạnh, ôn tỳ vị, giúp sự tiêu hoá: Đàn hương 20g hãm trong 1 lít nước sôi. Ngày uống 100ml.
2. Chữa cảm sốt: Nhỏ 2-10ml cồn thuốc Đàn hương (tỷ lệ 1/5 vào nước sôi xông mũi).
3. Chữa cảm cúm, cảm sốt ớn lạnh, ho đờm hoặc chống viêm não lúc đầu dùng 40g lá cành tươi hay 20g lá khô (lấy lá bánh tẻ phơi dâm cho khô) cho vào ấm dậy kín, đun sôi vài dạo để xông hơi và rót 1 bát uống nóng cho ra mồ hôi hoặc uống tinh dầu 8-15 giọt chiêu với nước nóng, ngoài dùng tinh dầu xoa.
4. Chữa đơn độc lở loét nổi mẩn ngứa và bị thương cũng sắc lá Đàn hương như trên, uống một chén và dấp nóng vào chỗ đau hoặc ngâm rửa.
5. Chữa trẻ em lở dầu, viêm da nấu nước Đàn hương gội rửa,