Tên gọi, phân nhóm
Tên khác: Đại phong, Chùm bao lớn
Tên khoa học: Hydnocarpus anthelmintica Pierre
Tên Tiếng Trung: 大 楓 子
Mô tả: Cây gỗ cao 8-10m, thân thẳng. Lá nguyên dày, xanh bóng, mọc so le, dài 15- 30cm, rộng 3-7cm. Gân lá hình lông chim, có 8-10 đôi gân phụ. Hoa màu nhạt, đơn tính cùng gốc, có cả hoa lưỡng tính, tụ họp thành cụm hoa theo kiểu chùm. Quả hình cầu to bằng ngón tay, đường kính 7-9cm, vỏ quả có lông mịn, trong chứa 30-40 hạt dài khoảng 2cm, rộng khoảng 1 cm, có nhiều góc cạnh do bị ép vào nhau, vỏ cứng, phôi nhũ nhiều. Mùa hoa tháng 11-12, mùa quả tháng 7-8.
Phân bố, sinh thái
Trung Quốc có nhiều ở Quảng Tây, đảo Hải Nam. Ngoài ra cây còn mọc hoang ở 3 nước Đông dương, Thái lan, Miến điện, Ấn độ. Riêng ở Việt Nam, cây còn trồng ở một số thành phố để làm bóng mát.
Bộ phận dùng
Quả chín (tháng 7-8) hái về đập lấy hạt, loại bỏ các tạp chất phơi hay sấy khô. Dùng hạt tươi ép lấy dầu.
Tính vị – Quy kinh
Vị cay, tính nóng có độc.
Tác dụng
Làm khô ẩm ướt (táo thấp), sát trùng. Chủ yếu dùng chữa hủi, mẩn ngứa, đương mại.
Sách Bản thảo hinh sơ ghi: Đại phong tử làm tan các chứng gió độc, táo thấp, sát trùng, trừ giun sán, mụn nhọt lở loét. Nhưng vị này làm cho thương huyết và tổn chân âm, không nên uống nhiều, chỉ nên dùng xoa chữa ngoài da thôi.
Sách Nhẫn An ghi: Dùng chất dầu Đại phong tử mà chữa mụn nhọt lở loét thì hay lắm.
Sách Bản thảo cầu chán. Hoàng Cung Tú ghi: Hạt Đại phong rất độc. Khi dùng làm thuốc lên bỏ dầu thì hơn.
Kiêng kỵ
Phàm chứng âm hư, huyết nhiệt không nên uống.
Liều dùng
Bôi ngoài: Dùng dưới dạng thuốc dầu 10% hay thuốc mð 20%.Uống dưới dạng những giọt dầu nhũ hoá trong một ít sữa hay cho vào nang. Bắt đầu 10 giọt sau tăng dần lên 100 giọt, nhưng không bao giờ vượt quá liều, có thể gây biến chứng trong dạ dày và ống tiêu hoá.
Bài thuốc chữa bệnh có Đại phong tử
1. Chữa phong hủi, dương mại, chàm và lở ngoan cố một chỗ: Hạt Đại phong tử 20g, Khổ sâm củ 120g. Hai vị tán bột viên với hồ bằng bột đậu xanh. Uống mỗi lần 50 viên (khoảng 8g) ngày uống 2 lần. Riêng bệnh phong hải sau có thể tăng dần lên 24g/ngày, ngoài bôi dầu Đại phong tử.
2. Chữa các loại mụn nhọt sưng đau: Đại phong tử, Hoàng Sơn, Long não đều 4g; Phèn phi, Nhũ hương, Một dược đều 20g; Quế nhục, Đinh hương, Hồi dương đều 40g tán bột với dầu vừng, sáp ong (lượng vừa đủ) nấu thành cáo dán. Nếu mụn mới phát thì tiêu, nếu đã thành mủ thì vỡ mủ, ráo mủ và lên da gom miệng (Bách gia trận thang).
3. Chữa chứng ghẻ lở, dương mại dùng nhân hạt Đại phong thiếu tôn tính hoà với dầu vừng, Khinh phấn nghiền kỹ. Sắc vỏ hạt Đại phong rửa sạch chỗ đau trước rồi bôi vào.