Đa polyp túi mật là gì
Đa polyp túi mật là hiện tượng xuất hiện các u nhú mọc nhô ra từ lớp niêm mạc bên trong lòng túi mật dưới dạng đơn độc (từ 2 u nhú trở lên) hoặc thành chùm, thành cụm. Về bản chất đa polyp túi mật cũng giống như polyp túi mật, chỉ khác nhau về số lượng, đa polyp túi mật là trong túi mật có từ 2 polyp trở lên.
Đa polyp túi mật có nguy hiểm không
Polyp túi mật là một bệnh khá phổ biến và lành tính, tỷ lệ mắc bệnh chiếm 7% dân số.
Nếu xét trên phương diện polyp túi mật đơn độc (có 1 polyp) thì có tới 92% polyp túi mật là lành tính còn lại khoảng 8% là u ác tính. Nhưng nếu trong túi mật có từ 2 polyp trở lên thì tỷ lệ chuyển thành ác tính sẽ cao hơn.
Ngoài ra khi bị polyp túi mật người bệnh còn có thể gặp phải các biến chứng:
Túi mật bị chèn ép: nếu kích thước của polyp lớn có thể gây chèn ép đường dẫn mật gây tắc quá trình tiết dịch mật, nhiễm khuẩn phúc mạc, nhiễm khuẩn Ecoli…
Viêm loét dạ dày: dịch mật tiết thất thường sẽ khiến cho hoạt động cơ vòng bị rối loạn dẫn đến co thắt , làm lượng chất chua và thức ăn còn trong dạ dày sẽ bị đẩy ngược lên thực quản gây ra hiện tượng trào ngược và viêm loét dạ dày.
Rối loạn tiêu hóa: mật tạo môi trường kiềm ở ruột kích thích nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men ở phần trên của ruột non. Khi tắc mật, mật không xuống được ruột sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng .
Gây ra các bệnh về gan: khi túi mật có vấn đề , các chất cứng sẽ hình thành ngăn cản làm cho gan không thể đào thải các độc tố ra ngoài từ đó sinh ra nhiều bệnh như, gan nhiễm mỡ, vàng da… nặng nhất có thể dẫn đến ung thư gan.
Cắt bỏ túi mật: khi túi mật bị cắt bỏ thì dịch mật thay vì được dự trữ trong túi mật sẽ đổ thẳng vào đường tiêu hóa ngay cả khi có hoặc không có thức ăn trong ruột, dẫn tới bạn có thể phải chịu một số hệ quả như đau tức bụng, chướng hơi, khó tiêu, rối loạn đại tiện.
Điều trị đa polyp túi mật như nào
Hiện này bệnh polyp túi mật có 2 phương pháp điều trị là điều trị phẫu thuật (cắt bỏ túi mật) và điều trị bảo tồn.
Điều trị phẫu thuật là phương pháp cắt bỏ toàn bộ túi mật, thường được chỉ định trong trường hợp :
- Kích thước polyp túi mật > 10mm, đặt biệt là những polyp to 2-4cm
- Polyp phát triển nhanh, không có cuống, chân polyp lan rộng, polyp có cuống dài
- Tuổi > 50 Có kèm theo bệnh lý đường mật như sỏi mật hay viêm xơ cứng đường mật nguyên phát
Điều trị bảo tồn: Có khoảng 95% trường hợp polyp túi mật đều lành tính. Vì thế, nếu túi mật có polyp nhưng khối polyp nhỏ (kích thước dưới 10mm), không gây ảnh hưởng tới cơ thể thì có thể theo dõi sự tiến triển của polyp mỗi 3 – 6 tháng bằng siêu âm.
Đồng thời, bệnh nhân cần kết hợp các phương pháp điều trị như thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Bên cạnh đó người bệnh có thể sử dụng những bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng tiêu u, tán kết để làm tiêu polyp và giảm các triệu chứng khó chịu do polyp gây ra.
Đối với bệnh nhân đa polyp do có nhiều khối polyp trong túi mật nên khả năng polyp chuyển thành ác tính cao hơn mức bình thường. Vậy nên tùy vào kích thước và cấu trúc của khối polyp người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để đưa ra lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ túi mật hay điều trị bảo tồn cho phù hợp.