Cúc cự

Tên gọi, phân nhóm

Tên khác: Thạch cự, sinh thái, Ba, oa cự, Oa thái, Thiên kim thái 

Tên khoa học: Lactuca sativa Lin.

Tên Tiếng Trung:  白 苣

Phân bố, sinh thái

Cúc cự được trồng phổ biến làm rau ăn sống ở Việt Nam.

Bộ phận dùng

 Lá tươi của cây cúc cự.

Tính vị – Quy kinh

Vị đắng, tính lạnh không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tác dụng 

Bổ gân xương, lợi ngũ tạng, khai hung cách, khoan khoái khí ở ngực, thông kinh mạch nhẹ người (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị Mất ngủ, lợi tiểu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Kiêng kỵ

Tiểu nhiều nên cử, không nên dùng trung với sữa, bơ, phó mát yếu cơ quan tiêu hóa, sinh giun sán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Cúc cự, không nên ăn sữa bò, sữa ngựa vì ăn vào sẽ sinh giun sán (Thiên Kim Phương).

Cúc cự, Khổ cự, Oa cự là những loại rau diếp không nên ăn nấu chín mà nên dùng sống bằng cách rửa bằng nước muối sau khi đã vò bỏ nước nhựa mủ, vì vậy mới gọi là sinh thái (rau sống) (Bản Thảo Cương Mục).

Cúc cự vị bình, người vốn có chứng hàn ăn nó vào lạnh bụng sinh các bệnh khác khó trị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Sau khi đẻ xong không nên ăn vì làm lạnh bên trong, sinh đau ở tiểu trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Liều dùng

Không giới hạn

Bài thuốc chữa bệnh có cúc cự

Đánh giá post

Đông y Gia Khương
Địa chỉ: U01-LK64 Khu đô thị Đô Nghĩa, P. Yên Nghĩa, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội.

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám:
0977 25 77 85

Chia sẻ bài viết lên:

Viết một bình luận