Côn bố không những chữa tâm thống, thủy thũng mà còn nhuyễn kiên, tán kết, tiêu đờm. Công dụng còn mạnh bơn Hải tảo cho nên nó chữa được chứng nghẹn, cách, bướu cổ, tràng nhạc hiệu quả
Tên gọi, phân nhóm
Tên khác: Luân bố, Hải đới
Tên khoa học: Laminaria japonica Areschong.
Tên Tiếng Trung: 昆布
Phân bố, sinh thái
Trung Quốc côn bố mọc hoang dại ở những vùng biển thuộc Liêu Ninh, Sơn Động, Phúc Kiến.
Bộ phận dùng
Toàn cây khô màu xanh hoặc đen nâu.
Tính vị – Quy kinh
Vị mặn, tính hàn hoạt, không độc. Vào 3 kinh can, thận, vị.
Tác dụng
Tiêu hoà hạch, thuỷ thũng, phá tích tụ, đờm kết. Dùng chữa bệnh tràng nhạc, bướu cổ, thuỷ thũng, tích tụ (hòn cục) đau sưng dịch hoàn.
Sách Bản thảo kinh sơ ghi: Côn bố trị mười hai chứng thuỷ thũng, lợi thuỷ đạo, trị ác sang, tràng nhạc.
Sách của Mậu Hy Ung đời Minh ghi: Côn bố nhờ thuỷ khí mà sinh cho nên vị mặn, khí hàn. Mặn hay làm mềm chất rắn, tính lại nhuận hạ, hàn hay trừ nhiệt tan kết cho nên chữa được 12 thứ thuỷ thũng và tràng nhạc.
Sách của Đông Viên ghi: Thứ hạch rắn như đá không có cồn bố không tan được.
Kiêng kỵ
Chứng tỳ vị hư hàn cấm dùng.
Liều dùng
Ngày dùng 8-12g.
Bài thuốc chữa bệnh có Côn bố
1. Chữa nổi hạch sưng rắn dần dần thành tràng nhạc dùng: Côn bố, Hải Tảo. Hai vị bằng nhau tán nhỏ viên với mật to bằng hạt lạc ngậm luôn nuốt nước.
2. Chữa khí kết ở bàng quang phải hạ khí ngày dùng Côn bố 1 cần ngâm nước vo gạo 1 đêm cho hết chất mặn đun nhừ thái nhỏ, sau lại nấu với hành trắng (Thông bạch) cắt nhỏ, gia muối và hạt tiêu hoà lẫn ăn.
3. Trị bướu cổ lồi cứng dùng Côn Đố 40g rửa cho hết mặn, phơi khô tán bột. Mỗi lần uống 4g bọc trong túi vải dầm trong giấm rượu. Khi dùng ngậm nuốt, ngậm luôn hết thì thay. Bài này có thể trị được các chứng bướu cổ.